Công nghệ màn hình WVA là gì?

Nếu hay để ý, bạn sẽ nhận thấy tên một công nghệ màn hình mới có tên là WVA ở những chiếc laptop được sản xuất vào cuối năm 2020.

Một chiếc laptop hay tivi sẽ luôn có chất lượng hình ảnh tốt nhất khi xem đối diện trực tiếp với màn hình. Bạn càng di chuyển ra xa hay ngồi ở nơi không chính diện màn thì màu sắc sẽ càng nhạt dần và chất lượng hiển thị cũng giảm theo.

Từ đó, công nghệ WVA ra đời nhằm mang đến cho màn hình laptop, tivi góc nhìn rộng hơn lên đến 178 độ.

Công nghệ màn hình WVA là gì?

WVA (Wide Viewing Angle) là công nghệ màn hình mở rộng góc nhìn lên tới 178 độ, giúp trung tâm màn hình không thay đổi màu sắc, đảm bảo ở mọi góc nhìn đều giống nhau và không có độ tương phản.

Chính vì vậy, bạn có thể ngồi ở nhiều góc khác nhau, mà chất lượng vẫn như ngồi chính diện. Đối với các màn hình thông thường, bạn chỉ đạt được chất lượng tốt nhất khi nhìn thẳng 90 độ.

Công nghệ có độ sáng, độ tương phản tốt, giúp quá trình tạo màu sắc trở nên chính xác và trung thực hơn. Khi không quan sát ở hướng chính diện, các chi tiết trên màn hình WVA không bị biến đổi quá nhiều.

Tuy nhiên, khi so sánh với công nghệ TN truyền thống, WVA lại tiêu tốn điện năng hơn khoảng 15%. Chi phí sản xuất tấm nền WVA cũng đắt hơn so với tấm nền TN. Nếu bạn cần bảo mật những việc đang làm trên máy thì tấm nền WVA không phải là sự lựa chọn tối ưu.

Cách hoạt động của công nghệ WVA

Công nghệ màn hình WVA có một tính năng gọi là góc nhìn nón. Khi màn hình được trang bị công nghệ này, thì góc màn hình sẽ mở rộng bằng hình nón, mở rộng một góc tối đa từ tâm của hình ảnh trên màn hình.

Nếu tính theo độ, màn hình được trang bị công nghệ WVA sẽ có góc nhìn 45 – 70 độ theo hướng trái, phải, lên và xuống từ trung tâm. Việc xem các màn hình trên sẽ cho góc nhìn lớn hơn nhưng hình ảnh hoàn toàn được giữ như ngồi chính diện, không xảy ra tình trạng đảo ngược hình ảnh, thay đổi màu sắc hay bị tối hình ảnh.

WVA còn cho màn hình màu xám, với các các cấp độ xám G0 (đen) đến mức G255 (trắng). Về mặt lý thuyết, mức xám càng cao thì độ sáng càng cao. Tuy nhiên, bạn có thể thấy mức xám thấp sáng hơn mức xám cao ở một số góc ở rìa màn hình và đó được gọi là đảo ngược thang xám.

Đối với các màn hình màu, các tinh thể lỏng “twisted nematic” (TN) hiện nay là phổ biến nhất. Công nghệ TN đã được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị màn hình hiển thị trong ngành công nghiệp này.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại TN-LCD là góc nhìn hẹp và khả năng đảo ngược thang màu xám kém. Nhưng các nhà sản xuất này vẫn có phương án khắc phục hiện tượng đảo ngược thang màu xám như: điều chỉnh điện áp, điều chỉnh độ tương phản, thay đổi thiết kế màn hình LCD,…

Trả lời